10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc

Việt Nam có hơn 13.500 người theo học tại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên sau khi nước này mở cửa hoàn toàn. Du học sinh Việt cần lưu tâm những điều gì trước khi đến quốc gia này?

2. Quy định làm thêm

Từ cuối tháng 12.2021, chính phủ Trung Quốc và các trường ĐH bắt đầu linh hoạt hơn trong vấn đề làm thêm ngoài giờ học đối với sinh viên quốc tế khi cho phép du học sinh được đi làm thêm, thay vì quy định cấm và phạt trục xuất như trước.

Cụ thể, du học sinh Việt có thể làm thêm ở trong và ngoài khuôn viên trường. Thời gian quy định là tối đa 8 giờ/tuần và 40 giờ/tháng. Thời gian làm việc có thể được tăng gấp đôi vào kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, lần lượt là 16 giờ/tuần và 80 giờ/tháng.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Chính phủ Trung Quốc quy định điều kiện để xin thị thực ở lại làm việc là trên 24 tuổi và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc. Cơ hội để sinh viên mới tốt nghiệp ĐH ở lại làm việc tại Trung Quốc là “tương đối khó”.

Một vấn đề của thị trường lao động Trung Quốc hiện nay là cạnh tranh gắt gao và ưu thế thuộc về người bản địa. Để tìm việc làm, du học sinh Việt có thể cân nhắc các khu vực có nhiều doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu hợp tác với Việt Nam và đang cần tuyển dụng nhân sự chất lượng cao biết tiếng Trung, tiếng Việt như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Thượng Hải.

Ngoài ra, vì nhiều trường ĐH ở khu vực Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây có chuyên ngành tiếng Việt nên nếu có nguyện vọng trở thành giảng viên, bạn có thể tìm kiếm cơ hội tại đây.

4. Cách liên lạc với gia đình

Vì Trung Quốc có những trang mạng xã hội riêng nên các nền tảng liên lạc thông dụng tại Việt Nam như Facebook, Messenger, Zalo sẽ không được hỗ trợ. Để không bị mất kết nối với gia đình, bạn có thể cài đặt trước ứng dụng nhắn tin Wechat cho người nhà. Một lưu ý khác là nên cài đặt phần mềm vượt tường lửa VPN cho điện thoại, laptop trước khi đến Trung Quốc.

5. Chi tiêu

Về học phí, hệ ĐH sẽ dao động trung bình từ 12.000-25.000 nhân dân tệ mỗi năm học (42-90 triệu đồng) tùy vào từng trường, từng khu vực. Sinh hoạt phí nằm trong khoảng từ 1.000-2.000 nhân dân tệ mỗi tháng (3,5-7 triệu đồng) tùy vào khu vực. Bạn có thể ăn uống tại căn tin và sống tại ký túc xá của trường để tiết kiệm chi phí.

hàng hóa tại Trung Quốc có giá thấp hơn Việt Nam nên du học sinh không cần mang theo quá nhiều đồ dùng mà có thể mua sắm tại chỗ. Mặt khác, chi phí một số lĩnh vực như đi lại, lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn hay địa điểm vui chơi, giải trí tuy tương đối cao nhưng cũng không nhỉnh hơn ở Việt Nam quá nhiều.

6. Làm thẻ ngân hàng

Các bạn có thể mở tài khoản tín dụng hoặc thanh toán tại Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng đa số du học sinh sẽ đến trường ĐH rồi mới bắt đầu làm thẻ. Nhiều ngân hàng liên kết với trường để giúp sinh viên mở thẻ đầu năm học mới nên các bạn có thể cập nhật trước thông tin từ nhà trường. Nếu không có, hãy tham khảo ý kiến từ quản lý sinh viên, hội sinh viên hay anh chị đã học tập tại trường để xem lựa chọn phù hợp.

Một số ngân hàng phổ biến có thể cân nhắc là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC, có hệ thống ATM và phòng giao dịch phủ rộng), Ngân hàng Trung Quốc (BOC, thường được dùng để phát học bổng), Ngân hàng Nông nghiệp (ABC), Ngân hàng giao thông (BOCOM).

Để tiếp cận dịch vụ y tế công, các bạn có thể đăng ký bảo hiểm y tế dành cho sinh viên với chi phí 800 nhân dân tệ (2,8 triệu đồng) mỗi năm. Trường hợp cần thăm khám, trường sẽ hướng dẫn sinh viên quốc tế đến đúng bệnh viện để thuận tiện nhất. Lưu ý rằng một số loại học bổng sẽ được trường hỗ trợ cả bảo hiểm y tế nên du học sinh Việt cần trao đổi với giáo viên phụ trách để nắm rõ thông tin.

Xem thêm: DU HỌC QUỐC TẾ VỚI CHI PHÍ VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0989513255