Sắp tới, kì thi HSK 6 cấp sẽ được thay đổi thành kì thi HSK 3 cấp 9 bậc. Điều mà các bạn phải đặc biệt chú ý chính là kì thi HSK 3 cấp 9 bậc sẽ có thêm phần thi dịch. Để có thể làm tốt các bài thi dịch tiếng Trung sang tiếng Việt và dịch tiếng Việt sang tiếng Trung thì chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng từ vựng tiếng Trung HSK mới.
Tuy nhiên, đây là việc không hề đơn giản chút nào. Ngoài việc trau dồi vốn từ vựng, rèn luyện khả năng phản xạ thì việc nắm chắc các phương pháp dịch là một điều hết sức quan trọng. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu 10 phương pháp dịch phổ biến nhất cho các bạn.
10 kỹ năng luyện dịch New HSK6
10 Kỹ năng dịch khi làm bài thi New HSK6
1. Phương pháp dịch thêm
Tùy theo cách nghĩ, thói quen sử dụng ngôn ngữ và phương thức biểu đạt khác nhau của tiếng Việt và tiếng Trung, việc bổ sung thêm một số từ, câu ngắn hoặc câu trong quá trình dịch để diễn đạt chính xác ý nghĩa của nội dung văn bản gốc. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến. Mục đích của việc thêm từ này là vì để bản dịch phù hợp với thói quen biểu đạt của tiếng Việt và đảm bảo rằng nội dung của bản dịch được rõ ràng.
2. Phương pháp dịch bớt
Đây là phương pháp dịch tương phản với phương pháp dịch thêm, tức là lược bỏ những từ không phù hợp với thói quen tư duy, thói quen ngôn ngữ và phương thức diễn đạt của tiếng Việt để tránh bản dịch rườm rà.
3. Phương pháp dịch chuyển đổi
Trong quá trình dịch, để bản dịch phù hợp với các phương thức biểu đạt, phương thức và thói quen của tiếng Việt mà từ loại, loại hình câu sẽ được chuyển đổi.
4. Phương pháp dịch tách câu và ghép câu
Đây là hai phương pháp dịch tương phản với nhau. Phương pháp dịch tách câu là phân tách một câu dài và phức tạp tách thành một câu ngắn và đơn giản hơn. Phương pháp ghép câu là ghép những câu ngắn, đơn giản thành một câu dài.
5. Phương pháp dịch ngược và phương pháp dịch xuôi
Dịch xuôi là dịch theo thứ tự trật từ từ hoặc phương thức biểu đạt của các câu tiếng Trung sang tiếng Việt. Dịch ngược là dịch trái ngược trật tự từ và phương thức biểu đạt của các câu tiếng Trung sang tiếng Việt.
6. Phương pháp dịch đảo
Trong tiếng Trung, định ngữ và trạng ngữ luôn đứng trước từ mà chúng bổ nghĩa, những tiếng Việt thì ngược lại, vì vậy khi dịch các bạn phải đảo ngược lại vị trí trật tự từ của văn bản gốc.
7. Phương pháp dịch bao hàm
Nghĩa là thành phần phía sau lên trước từ trung tâm, để thành phần bổ ngữ ở giữa câu. Tuy nhiên, thành phần bổ ngữ không được quá dài, nếu không sẽ gây ra rắc rối trong việc kết nối các thành phần câu.
8. Phương pháp chèn
Là cách chèn vào các thành phần câu khó xử lý vào câu dịch bằng dấu gạch ngang, dấu ngoặc hoặc dấu phẩy. Phương pháp này là thường được sử dụng trong biên dịch.
9. Phương pháp tổ hợp lại
Khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung, để bản dịch trôi chảy và phù hợp hơn với thói quen lý thuyết tường thuật của tiếng Trung, trên cơ sở làm rõ cấu trúc và hiểu nghĩa gốc của văn bản gốc, hoàn toàn thoát khỏi trật tự từ và hình thức câu ban đầu. Đồng thời tổ hợp lại các câu.
10. Phương pháp tổng hợp
Khi không thể chỉ dùng một phương pháp dịch nào đó, dựa trên phân tích logic và cùng lúc sử dụng nhiều phương pháp dịch như phương pháp chuyển đổi, phương pháp dịch đảo, phương pháp dịch thêm, phương pháp dịch bớt và phương pháp dịch tách câu.
Phần thi dịch là một phần thi khá khó, vì ở phần này các thí sinh phải có kĩ năng phản xạ nhanh, kĩ năng chuyển ngữ tốt, nắm chắc cấu trúc ngữ pháp, đòi hỏi các thí sinh phải hết sức tập trung. Ngoài ra, còn phải rèn luyện khả năng ghi nhớ và tốc kí.
Đối với những bạn mới tiếp xúc với phần thi dịch thì có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng chỉ cần các bạn chăm chỉ rèn luyện, bắt đầu từ những điều cơ bản nhất như dịch các từ, cụm từ rồi dần dần dịch các câu, đoạn văn. Như vậy, các bạn sẽ rèn luyện được thói quen và khả năng phản xạ nhanh.
Hi vọng những bài viết trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong phần thi dịch.