VỊ NGỮ TIẾNG TRUNG

Vị ngữ trong tiếng Trung đóng vai trò quan trọng bậc nhất để diễn đạt thành công trong một câu giao tiếp. Bởi vậy muốn sử dụng tiếng Trung thành thạo, bạn phải làm chủ được phần ngữ pháp về cả chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Trung. Dưới đây là bài học chi tiết về phần ngữ pháp vị ngữ trong tiếng Trung. Hãy cùng nhau học tập tiến bộ nhé!

Vị ngữ trong tiếng Trung là gì?

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nó diễn tả hoạt động, tính chất, trạng thái, đặc điểm,… của người, vật, sự việc được nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ – vị.

Trong ngữ pháp tiếng Trung, vị ngữ đứng sau chủ ngữ  thường là danh từ, động từ hoặc hình dung từ ( tính từ). Ngoài ra, các ngữ hình dung từ, ngữ chủ vị, ngữ động tân, và một số cụm từ mang tính danh từ, ngữ kết cấu 的 cũng có thể làm vị ngữ.

 

 

Phân loại vị ngữ trong tiếng Trung.

Trong ngữ pháp tiếng Trung vị ngữ được chia thành 3 loại chính đó là :

  • Vị ngữ danh từ
  • Vị ngữ tính từ
  • Vị ngữ động – tân ngữ

Nắm chắc được đặc điểm và các hình thái của các loại vị ngữ này sẽ giúp người học dễ dàng trong việc đặt câu đúng, và có phản xạ câu chuẩn hơn.

#1. Vị ngữ danh từ

Vị ngữ danh từ là vị ngữ được cấu tạo bởi danh từ hoặc một đoản ngữ mang tính chất là một danh từ. Danh từ đứng ở vị trí vị ngữ nói rõ thời gian, thời tiết, địa điểm, tuổi tác, giá cả, thuộc tính … của người, vật hoặc sự vật.

Ví dụ:

她 我妹妹。Tā wǒ mèimei.
Cô ấy là em gái tôi.

这个三十五块。Zhège sānshíwǔ kuài.
Cái này 35 tệ.

现在十点了。Xiànzài shí diǎnle.
Bây giờ là 10 giờ rồi.

越南人。Wǒ yuènán rén.
Tôi người Việt Nam

我哥哥三十岁。Wǒ gēgē sānshí suì.
Anh tôi 30 tuổi.

这条狗是我的。Zhè tiáo gǒu shì wǒ de
Con chó này là của tôi.

Ở đây ta thấy các từ được in đậm chính là phần vị ngữ của câu và là vị ngữ danh từ. Nó miêu tả, bổ sung rõ hơn thông tin về tuổi tác, thời gian, thuộc tính – những thông tin đó đều là danh từ.

Một số lưu ý với vị ngữ danh từ:

Lưu ý Ví dụ minh họa
Một số trường hợp sẽ có thêm trợ từ kết nối vị ngữ danh từ và chủ ngữ trong câu bằng cách cho thêm trợ từ “是/shì ” hoặc “有/Yǒu”, khi thêm “是/shì ” hoặc “有/Yǒu” vào giữa câu, thì câu vị ngữ danh từ sẽ biến thành câu vị ngữ động từ. 她是 我妹妹。Tā shì wǒ mèimei.
Cô ấy là em gái của tôi.
Lưu ý khi dùng vị ngữ danh từ ở dạng phủ định phải thêm động từ “是” hoặc “有” 明天不是星期三。Míngtiān búshì xīngqīsān.
Ngày mai không phải thứ 4.
Khi câu vị ngữ danh từ dùng để miêu tả diện mạo, đặc điểm, có thể chuyển về câu vị ngữ chủ vị 这个孩子眼睛大,鼻梁高。
Zhège hái zǐ yǎnjīng dà, bíliáng gāo.
Đứa trẻ này mắt to, sống mũi cao.
Danh từ làm vị ngữ trong câu có thể nhận sự bổ nghĩa của phó từ, trợ từ. 现在已经十点了。Xiànzài yǐjīng shí diǎnle.
Bây giờ đã 10 giờ rồi.

#2. Vị ngữ tính từ ( vị ngữ hình dung từ)

  • Vị ngữ tính từ (còn gọi là hình dung từ) là vị ngữ được cấu tạo bởi tính từ hoặc một đoản ngữ mang tính chất là một tính từ.
  • Tính từ đứng ở vị trí vị ngữ biểu thị rõ tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
  • Trong vị ngữ tính từ không mang động từ.

Ví dụ:

他的眼睛很大。Tā de yǎnjīng hěn dà.

Mắt của anh ta rất to

我房间干干净净的。Wǒ fángjiān gàn gānjìng jìng de.

Phòng tôi rất sạch sẽ.

Một số lưu ý với vị ngữ tính từ

Lưu ý Ví dụ minh họa
Vị ngữ tính từ còn được gọi là vị ngữ hình dung từ
Tính từ trùng điệp làm vị ngữ cũng được gọi là vị ngữ tính từ 他的皮肤白白的。Tā de pífū báibái de.
Da anh ấy trắng trắng.
Vị ngữ tính từ thường đi kèm với phó từ mức độ để bổ sung ý nghĩa 我的哥哥很高。Wǒ de gēgē hěn gāo.
Anh tôi rất cao
Hình thức phủ định của vị ngữ tính từ thường thêm phó từ phủ định “不” vào trước tính từ 他不高。Tā bù gāo
Anh ta không cao.

#3. Vị ngữ động từ – tân ngữ

Vị ngữ mà do động từ cấu tạo lên được gọi là vị ngữ động từ – tân ngữ.  Nó có thành phần chính là động từ, phần phụ (có thể có hoặc không) để nói rõ đối tượng sự việc được tác động là tân ngữ. Câu vị ngữ động từ là hình thức câu thường dùng nhất.

Ví dụ:

亚洲人大部都用筷子吃饭。
Yàzhōu réndà bù dōu yòng kuàizi chīfàn.
(Người Á Châu đa số dùng đũa ăn cơm)

老王五十岁以后才开始学习英语。
Lǎo wáng wǔshí suì yǐhòu cái kāishǐ xuéxí yīngyǔ.
(Ông Vương sau 50 tuổi mới bắt đầu học tiếng Anh

Lưu ý:

Danh từ, đại từ, số lượng từ, các loại từ tương ứng, cụm chủ vị, cụm kết cấu giới từ đều có thể dùng làm tân ngữ. Danh từ (cụm danh từ) cũng có thể làm tân ngữ. Xem chi tiết bảng sau:

Các thành phần làm tân ngữ Ví dụ
Đại từ làm tân ngữ 我不会忘记你。
Tôi không thể quên bạn
Số lượng từ làm tân ngữ 这么多种类中你只能选一种。Zhème duō zhǒnglèi zhōng nǐ zhǐ néng xuǎn yī zhǒng.
Trong các loại này bạn chỉ được lựa một thứ
Động từ (cụm động từ) danh vật hoá làm tân ngữ. 这是初步方案,我们会加以研究。Zhè shì chūbù fāng’àn, wǒmen huì jiāyǐ yánjiū.
Đây là phương án sơ bộ, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm.
Cụm chủ vị làm tân ngữ 我知道你是一个很聪明的学生。Wǒ zhīdào nǐ shì yīgè hěn cōngmíng de xuéshēng.
Tôi biết anh ấy là một học trò rất thông minh
Số lượng từ làm tân ngữ 我要一个。Wǒ yào yīgè.
Tôi cần một cái
Kết cấu giới từ làm tân ngữ 他没有来考试,是由于身体不舒服。Tā méiyǒu lái kǎoshì, shì yóuyú shēntǐ bú shūfú.
Anh ấy không đến thi, vì không được khoẻ.

Một số dạng câu vị ngữ động từ thường gặp như sau:

  • Câu vị ngữ động từ không mang tân ngữ

Vị ngữ là động từ và động từ này không đi kèm với một tân ngữ nào khác, người ta gọi nó là câu vị ngữ động từ không mang tân ngữ.

Ví dụ:

我说,你听。Wǒ shuō, nǐ tīng.
Tôi nói, các bạn nghe.

你来吧,我在等。Nǐ lái ba, wǒ zài děng.
Anh đến đi,, tôi đang bận.

  • Câu vị ngữ động từ mang một tân ngữ

Vị ngữ là động từ và động từ này đi kèm với một tân ngữ, người ta gọi nó là câu vị ngữ động từ mang 1 tân ngữ.

Ví dụ:

我买两个包子。Wǒ mǎi liǎng gè bāozi
Tôi mua 2 cái bánh bao.

他们学习英语。Tāmen xuéxí yīngyǔ.
Bọn họ học tiếng Anh.

  • Câu vị động từ mang hai tân ngữ

Câu vị ngữ động từ mang hai tân ngữ cùng chung 1 chủ ngữ có những đặc điểm là: động từ thường biểu thị động tác quan hệ giao tiếp như: 给,教,告诉,…
Và tân ngữ đứng trước gần động từ chính thường chỉ người chịu tác động, cũng gọi là tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ đứng xa động từ chính chỉ sự việc, gọi là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

我送给他一份礼物。Wǒ sòng gěi tā yī fèn lǐwù。
Tôi tặng anh ấy 1 món quà.

他告诉我那些秘密。Tā gàosu wǒ nàxiē mìmì.
Anh ấy nói với tôi những bí mật đó

  •  Câu vị ngữ động từ có tân ngữ là cụm chủ vị

Vị ngữ là động từ và động từ này đi kèm với một tân ngữ mang tính chất là 1 cụm chủ vị, người ta gọi nó là câu vị ngữ động từ có tân ngữ là cụm chủ vị.

Ví dụ:

你通知他明天来。Nǐ tōngzhī tā míngtiān lái.
Anh thông báo cho anh ấy ngày mai đến

他们去看明星拍片。Tāmen qù kàn míngxīng pāipiàn.
Các bạn ấy đi xem diễn viên đóng phim.

  • Câu vị ngữ động từ 是

Câu vị ngữ động từ dùng động từ phán đoán “是”  dùng để định nghĩa, giới thiệu, biểu thị sự phán đoán hoặc khẳng định.
Ví dụ:

这位是王老师。Zhè wèi shì wáng lǎoshī.
Vị này là thầy giáo Vương.

性格爽直是他的长处。Xìnggé shuǎngzhí shì tā de cháng chù.
Cá tính trong sáng ngay thẳng là ưu điểm của anh ấy

  • Câu vị ngữ động từ 有

Câu vị ngữ động từ dùng động từ 有 mang nghĩa sở hữu, bao hàm, tồn tại, ước lượng …
Ví dụ:

我有三个孩子。Wǒ yǒusān gè háizi.
Tôi có ba đứa con.

平年二月有二十八天。Píngnián èr yuè yǒu èrshíbā tiān.
Tháng hai năm thương có 28 ngày

Lưu ý thêm: Sự kết hợp của 2 động từ trong phần vị ngữ có thể có những trường hợp sau:

Trường hợp Ví dụ
Động từ sau biểu thị mục đích của động từ trước. 明年我去北京留学。Míngnián wǒ qù běijīng liúxué.
Năm sau tôi đi Bắc Kinh du học.
Động từ trước trình bày phương thức tiến hành hoạt động của động từ sau 你能用汉语说话吗?Nǐ néng yòng hànyǔ shuōhuà ma?
Bạn có thể nói chuyện bằng tiếng Trung được không?
Hai động từ biểu thị động tác khác nhau diễn ra đồng thời hay liên tiếp 我不要你在这儿指手画脚。Wǒ bùyào nǐ zài zhè’er zhǐshǒuhuàjiǎo
Tôi không cần anh chỉ tay chỉ chân ở đây.
  • Câu kiêm ngữ

Câu kiêm ngữ là câu có chủ vị đặc biệt, trong câu có tân ngữ là một cụm ngữ kiêm ngữ.
Vị ngữ có hai động từ không cùng chủ ngữ, tân ngữ của động từ trước là chủ ngữ của động từ sau. Vị ngữ thứ 2 cũng có thể là cụm động tân.

Ví dụ:

我们选他当班长。Wǒmen xuǎn tā dāng bānzhǎng.
Chúng ta bầu anh ta làm lớp trưởng

Lưu ý:  Động từ sau của câu kiêm ngữ thường biểu thị kết quả hay mục đích của động từ trước.

Ví dụ:
我替我的朋友报名。Wǒ tì wǒ de péngyǒu bàomíng.
Tôi báo danh thay cho bạn mình.

他帮我接电话。Tā bāng wǒ jiē diànhuà.
Anh ấy giúp tôi nhận điện thoại

  • Câu tồn hiện

Câu tồn hiện là loại câu vị ngữ động từ không biểu thị sự hoạt động của chủ ngữ mà biểu thị sự tồn tại, tăng, giảm, xuất hiện hoặc biến mất của sự việc đề cập trong tân ngữ.
Ví dụ:

冰箱里还有半个西瓜。Bīngxiāng lǐ hái yǒu bàn gè xīguā.
Trong tủ lạnh vẫn còn nửa quả dưa hấu.

报纸摊上放满各种报纸和杂志。Bàozhǐ tān shàng fàng mǎn gè zhǒng bàozhǐ hé zázhì.
Trên sạp báo để đầy các loại báo chí và tạp chí.

Vị ngữ chủ vị trong tiếng Trung

Vị ngữ trong câu cũng là một cụm chủ vị thì ta gọi đó là vị ngữ chủ vị trong tiếng Trung. Vị ngữ chủ vị nói rõ hay miêu tả rõ cho chủ ngữ.

Ví dụ:

我爸妈身体很好。Wǒ bà mā shēntǐ hěn hǎo.
Sức khỏe bố mẹ tôi rất tốt.

今天天气很不错。Jīntiān tiānqì hěn bùcuò.
Hôm nay thời tiết rất tốt.

Lưu ý: Căn cứ vào từ tính của vị ngữ không giống nhau, câu chủ vị có thể chia thành câu vị ngữ danh từ, câu vị ngữ tính từ câu vị ngữ động từ, câu chủ ngữ vị ngữ. Trong đó câu vị ngữ chủ vị cụm chủ vị của câu chủ vị làm vị ngữ.

Ví dụ:

他思维敏捷。Tā sīwéi mǐnjié.
Tưu duy của anh ta rất nhanh nhạy.

国庆节他认真打扫。Guóqìng jié tā rènzhēn dǎsǎo.
Anh ta chăm chỉ quét dọn đón lễ Quốc Khánh.

Trên đây là bài viết cụ thể và chi tiết nhất về Vị ngữ trong ngữ pháp tiếng Trung. Với mỗi phần kiến thức bạn hãy dựa vào ví dụ cho sẵn để đặt thêm 1 vài ví dụ tương tự, với cách này bạn sẽ nhớ được ngữ pháp tiếng Trung được lâu hơn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Định ngữ trong tiếng trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0989513255