Các loại chứng chỉ tiếng Trung phổ biến – Đăng ký thi ở đâu?

Với những người học tiếng Trung, chứng chỉ tiếng Trung là kết quả chứng nhận năng lực ngôn ngữ đạt được thông qua quá trình chăm chỉ học tập, rèn luyện các kĩ năng. Sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ, bạn có thể đạt tiêu chuẩn vào đại học, thi tốt nghiệp, hay ra trường. Loại bằng cấp có yêu cầu cao thì còn giúp mở rộng cơ hội du học và việc làm trong tương lai. Vậy chứng chỉ ngôn ngữ tiếng Trung gồm những loại nào? Bạn nên thi chứng nào và đăng ký ra sao? Hãy cùng Tiếng Trung Khánh Linh tìm hiểu nhé!

Chứng chỉ tiếng Trung là gì?

Chứng chỉ tiếng Trung là giấy chứng nhận nhận bạn đã vượt qua một kì thi ngôn ngữ Trung và trình độ ngôn ngữ của bạn tại thời điểm thi. Bằng cấp tiếng Trung này có thể giúp bạn hoàn thành được chương trình học, tốt nghiệp và ra trường, ngoài ra còn mang lại nhiều cơ hội giúp bạn đi du học, tìm việc làm hay thăng tiến trong công việc.

Hiện nay, ở Việt Nam, người học tiếng Trung Việt Nam chủ yếu thi 3 loại chứng chỉ ngôn ngữ Trung quốc tếHSK, TOCFL, HSKK. Nhưng ngoài ra, với các nhu cầu khác nhau cũng có chứng chỉ A,B,C Quốc gia, YTC hay BCT. Mỗi loại bằng cấp tiếng Trung này đều phù hợp với mục tiêu học tập khác nhau của từng bạn. Bên dưới là phân tích cụ thể về từng loại chứng chỉ, mời các bạn tham khảo để tìm được chứng chỉ quốc tế hay trong nước phù hợp.

Các loại chứng chỉ tiếng Trung quốc tế phổ biến 

1. Chứng chỉ tiếng Trung HSK

Giới thiệu HSK

HSK là kỳ thi khảo sát trình độ tiếng Trung. Đây là chứng chỉ bắt buộc để bạn có thể du học và làm việc Trung Quốc. HSK có 9 mức theo cấp độ nâng dần. Điểm số HSK là tiêu chuẩn để đo trình độ tiếng Trung của một người.

  • Tên tiếng Trung: 汉语水平考试
  • Phiên âm: Hànyǔ Shuǐpíng Kǎoshì
  • Kỳ thi được quản lý bởi Hanban: cơ quan thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc

Với hiệu lực áp dụng trên phạm vi trên toàn thế giới thì chứng chỉ quốc tế HSK được học viên đăng ký nhiều. Việc áp dụng bằng quốc tế HSK trong đời sống cũng được mở rộng, vì vậy không chỉ các trường Đại học mà các công ty, xí nghiệp lớn đều có thể xét tuyển dựa vào bằng cấp tiếng Trung quốc tế này.

HSK dùng để làm gì?

HSK là một trong những loại chứng chỉ tiếng Trung quốc tế được dùng phổ biến. Để biết được đây có phải loại chứng chỉ dành cho bạn không, hãy cùng tìm hiểu phạm vi ứng dụng của chứng chỉ này. 

– Loại chứng chỉ này được coi là điều kiện đầu vào/ra đối với bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành học liên quan đến tiếng Trung. Với từng đơn vị khác nhau thì sẽ có yêu cầu điểm số và cấp độ tương ứng.

– HSK là điều kiện ngôn ngữ để du học sinh xin được học bổng du học Trung Quốc. Bạn có thể tìm hiểu các mức điểm số được đề ra ứng với từng loại học bổng, cấp học.

– Đây cũng là một trong các giấy tờ liên quan khi bạn xin việc vào các công ty, nhà xưởng của doanh nghiệp Trung Quốc.

– Những bạn có chứng chỉ ngôn ngữ tiếng Trung quốc tế HSK sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT QG.

– Nhiều trường đại học về ngôn ngữ cũng coi HSK là điều kiện xét đầu ra với các sinh viên. Điểm số cũng tùy thuộc vào yêu cầu ngành học và trường học tương ứng.

HSK có mấy bậc?

Ngày trước HSK có 11 cấp độ, sau này xuống 6 cấp độ và giờ là 9 cấp độ. Đây là bằng tiếng Trung vô cùng giá trị. Ta cùng đi tìm hiểu từng cấp độ của kỳ thi HSK.

  • HSK 1 – HSK 3: Cấp thấp nhất, gọi là sơ cấp (dành cho người mới mới bắt đầu học từ con số 0)
  • HSK 4 – HSK 6: Trung cấp (dành cho người muốn thi chứng chỉ để xin học bổng du học và làm việc cho doanh nghiệp Trung Quốc)
  • HSK 7 – HSK 9: Cao cấp, mức khó nhất

So với HSK 6 gần đây nhất thì HSK 9 cấp mới không chỉ tăng về số lượng âm tiết mà còn tăng cả về từ vựng, ngữ pháp. Chi tiết như sau:

HSK 9 cấp
Mức Cấp Ngữ âm Ký tự Từ vựng Ngữ pháp
Sơ cấp 1 269 300 500 48
2 468 600 1272 129
3 608 900 2245 210
Trung cấp 4 724 1200 3245 286
5 822 1500 4316 357
6 908 1800 5456 424
Cao cấp 7,8,9 1110 3000 11092

Hình thức thi HSK

Thí sinh đăng ký thi có 2 hình thức thi HSK : Thi giấy và thi máy.

Ứng với từng hình thức đều có cả ưu điểm và nhược điểm. Lợi thế rõ nhất khi thi trên máy tính là bạn không cần viết trực tiếp mà sẽ gõ chữ trên máy.

Cấu trúc bài thi HSK gồm 3 mục chính là nghe, đọc, viết. Hiện nay, ở nước ta đều có cả 2 loại hình điểm thi trên giấy và trên mấy. Đa số người học tiếng Trung giản thể đều ôn thi chứng chỉ quốc tế HSK vì khá quen thuộc với hệ thống chữ viết. Thời hạn của HSK là 2 năm kể từ ngày cấp.

Lệ phí thi HSK

Theo quy định, bạn cần phải hoàn tất hồ sơ và lệ phí thi của HSK trước kỳ thi khoảng 1 tháng. Và khung lệ phí thi cũng tương ứng với từng cấp bậc. Lệ phí thường sẽ khác nhau ở các điểm thi, dưới đây là lệ phí của điểm thi Đại học Hà Nội: 

HSK3 + HSKK Sơ cấp: 960.000 VNĐ/thí sinh

HSK4 + HSKK Trung cấp: 1.200.000 VNĐ/thí sinh

HSK5 + HSKK Cao cấp: 1.440.000 VNĐ/thí sinh

HSK6 + HSKK Cao cấp: 1.560.000 VNĐ/thí sinh

Các điểm thi HSK tại Việt Nam

Việt Nam hiện có 7 điểm thi trên toàn quốc. Có 4 điểm thi khu vực phía Bắc, 2 điểm thi khu vực miền Trung và 1 điểm thi tại miền Nam.

  1. Đại học Thái Nguyên

Địa chỉ: Phường Tân Thịnh – Thành phố Thái Nguyên

  1. Đại học Hà Nội

Địa chỉ: Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội Văn phòng tầng 1 nhà D3.

  1. Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia

Địa chỉ: Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

  1. Đại học Thành Đông – Hải Dương

Địa chỉ: Số 3 Vũ Công Đán phường Tứ Minh

  1. Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

Địa chỉ: Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế – 57 Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

  1. Trung tâm Huấn Luyện & Khảo Thí Duy Tân LTC Đà Nẵng

Địa chỉ: trường Đại Học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

  1. Đại học Sư phạm TPHCM

Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP.HCM

2. Chứng chỉ tiếng Trung TOCFL

Giới thiệu bằng cấp quốc tế TOCFL

TOCFL là viết tắt của cụm từ Test of Chinese as a Foreign Language. Đây là kỳ thi năng lực Hoa ngữ được ba đơn vị kết hợp tổ chức, gồm trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan. Được chính thức triển khai hoạt động thi cử vào tháng 12 năm 2003, đến nay kỳ thi này đã được tổ chức tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Cũng giống như HSK, TOCFL cũng là chứng chỉ quốc tế và có quyền hạn sử dụng ngang nhau. Nhằm mục đích để Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ có nội dung thi đúng chuẩn quốc tế nhất, ba trung tâm luôn tích cực nghiên cứu để cập nhật những điểm mới trong TOCFL.

TOCFL dùng để làm gì?

Trước khi bắt tay vào luyện thi chứng chỉ ngôn ngữ tiếng Trung TOCFL, bạn nên nắm rõ mục đích sử dụng của nó:

– Đây là bằng cấp chứng nhận trình độ ngoại ngữ tiếng Trung, cũng là cơ sở để xin cấp học bổng Đài Loan.
– Dựa vào TOCFL mà các trường đại học có thể đánh giá được trình độ học tiếng Hoa của sinh viên ngoại quốc đang theo học tại hệ thống giáo dục tại Đài Loan.
– Các nhà doanh nghiệp Đài Loan đều có thể coi đây là điều kiện cần để tuyển dụng nhân sự ở các vị trí khác nhau.
– Xác nhận năng lực Hoa ngữ.
– Bạn có ý định ở lại Đài Loan học tập, làm việc.

Không giống như HSK, chứng chỉ TOCFL phù hợp cho người học tiếng Trung phồn thể. Tuy vậy, bạn cũng có thể lựa chọn thi TOCFL bằng tiếng Trung giản thể. 

TOCFL có mấy bậc? 

Hiện nay TOCFL được tổ chức theo 6 cấp độ được phân theo 3 Band như sau:

Band Cấp Đối chiếu khung CEFR Lượng từ vựng  Cấp độ HSK tương ứng
Band 1  Cấp 1 A1 500 từ HSK 3
Band 2  Cấp 2 A2 1000 từ HSK 4
Band 3  Cấp 3 B1 2500 từ HSK 5
Band 4  Cấp 4 B2 5000 từ HSK 6
Band 5  Cấp 5 C1 8000 từ
Band 6  Cấp 6 C2 > 8000 từ

Hình thức thi chứng chỉ TOCFL

So với HSK thì TOCFL cũng có thi trực tiếp trên giấy và thi trên máy tính. 

Lệ phí thi bằng TOCFL

Lệ phí thi chứng chỉ Hoa ngữ TOCFL sẽ khác nhau giữa hình thức thi TOCFL trên giấy và TOCFL trên máy tính. Bạn cũng cần hoàn tất lệ phí trước khi kì thi bắt đầu khoảng 1 tháng. Lệ phí thi TOCFL trên máy tính là 700.000 VNĐ và 600.000 VNĐ đối với hình thức thi trên giấy. 

3. Chứng chỉ tiếng Trung HSKK

Giới thiệu HSKK

Nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn giữa HSK và HSKK. Đây là hai loại chứng chỉ hoàn toàn khác nhau. HSK đánh giá toàn diện kỹ năng học tiếng Trung, còn HSKK  là kỳ thi kiểm tra trình độ khẩu ngữ tiếng Trung. Nếu như chứng chỉ HSK tập trung chủ yếu vào 3 kỹ năng nghe, đọc, viết thì HSKK tập trung thi nói.

HSKK dùng để làm gì?

Với những bạn chuẩn bị đi du học Trung Quốc, nhiều bạn nộp hồ sơ học bổng Khổng Tử dễ dàng hơn nhờ có bằng HSKK. Có chứng chỉ HSKK cũng giúp bạn làm CV chuyên nghiệp hơn và tăng khả năng được chọn.

Các cấp độ chứng chỉ HSKK

Gần giống với kỳ thi HSK, kỳ thi HSKK cũng bao gồm 3 cấp học nhưng dưới hình thức thu âm:

HSKK sơ cấp: tập trung chủ yếu vào đối tượng học viên có thời gian học từ 1-3 tiết mỗi tuần và học trong từ 1 đến 2 kỳ học. Bạn có thể vận dụng được khoảng 200 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.

HSKK trung cấp: cũng hướng đến học viên học từ 2-3 tiết học mỗi tuần. Nhưng với thời gian học lâu hơn từ 1 đến 2 năm học. Kết quả, bạn có thể nắm được khoảng 900 từ tiếng Trung phổ biến trong cuộc sống hằng ngày.

HSKK cao cấp: với thời gian học viên từ 2 năm trở lên và nắm được khoảng 3000 từ tiếng Trung thông dụng hằng ngày.

Hình thức thi HSKK

Trực tiếp hoặc trên máy. Điểm chú ý ở bài thi HSKK là, chủ yếu các bạn học tiếng Trung giản thể đăng ký thi. Nhưng các bạn học tiếng Trung phổn thể vẫn có thể thi bình thường được.

Căn cứ quy định mới công bố của CTI ngày 3.12.2021 về việc tích hợp HSK và HSKK từ kỳ thi tháng 3 năm 2022 như sau:

HSK 1 – 2: không tích hợp HSKK

HSK 3: tích hợp HSKK sơ cấp

HSK 4: tích hợp HSKK trung cấp

HSK 5-6: tích hợp HSKK cao cấp

* Thí sinh thi HSK 1-2 không cần phải thi HSKK, thí sinh có thể thi HSKK các cấp nếu có nhu cầu, HSK 3-4-5-6 bắt buộc phải thi HSKK các cấp đã tích hợp;

* Chứng chỉ được tích hợp HSK-HSKK trên một bản nhưng kết quả được chia làm 2 phần riêng biệt, trạng thái đạt hoặc không đạt thể hiện riêng từng phần.

4. Chứng chỉ tiếng Trung A,B,C Quốc gia

Khác với 3 loại bằng cấp tiếng Trung quốc tế trên, đây là bằng được cấp bởi Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam. Thay vì phải xếp lịch như loại quốc tế, với chứng chỉ A,B,C số lượng kì thi được mở rộng. Địa điểm thi loại chứng chỉ này hầu hết ở các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và Sở GD-ĐT địa phương được Bộ ủy quyền.

Chứng chỉ được Bộ cấp hiện có giá trị cấp Quốc gia và được dùng luôn để xét tốt nghiệp hay bổ sung vào hồ sơ xin việc, nâng ngạch lương…Tùy vào trình độ A, B, C mà giá trị bằng là khác nhau.

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung cơ bản, bạn thường mất 6 tháng để thi loại A, 9 tháng loại B và 1 năm với loại C.

5. Chứng chỉ tiếng Trung YTC – Youth Chinese Test

Giới thiệu YTC

YCT là viết tắt của cụm từ Youth Chinese Test. Khác với 4 loại chứng chỉ tiếng Trung trên thì YCT là kỳ thi kiểm tra trình độ Hán ngữ, đối tượng hướng đến là học sinh tiểu học, trung học. Tuy vậy, cuộc thi vẫn được tổ chức theo tiêu chuẩn cấp Quốc tế.

Chứng chỉ Trung Quốc YCT giúp đánh giá khả năng thành thạo tiếng Hán trong giao tiếp hằng ngày và học tập, là cơ sở cải thiện phương pháp giảng dạy phù hợp.

Các cấp chứng chỉ YTC

Kì thi bằng cấp chuẩn quốc tế YTC gồm 2 bài thi chính là thi viết và thi nói. Kiểm tra nói phân thành 4 mức độ 1-4. Kiểm tra khẩu ngữ – nói chia thành Sơ cấp và Trung cấp.

+ YCT mức 1: Trẻ sẽ thành thạo với khoảng 80 từ vựng. Bé đạt cấp độ 1 có thể sử dụng thành thạo các mẫu quen cơ bản sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.

+ YCT mức 2: Trẻ sẽ nắm vững 150 từ vựng và có thể giao tiếp cơ bản được trong một số trường hợp cụ thể

+ YCT mức 3: 300 từ trẻ có thể thành thạo và bắt đầu tham gia vào các cuộc nói chuyện đơn giản. về các chủ đề phổ biến trong cuộc sống.

+ YCT mức 4: Mức từ vựng là 600 từ và trẻ giao tiếp thành thạo các chủ đề về cuộc sống, học tập, công việc.

Lệ phí thi YTC

Loại hình thi Cấp thi Lệ phí thi (VNĐ)
YCT Cấp 1 120.000
Cấp 2 120.000
Cấp 3 240.000
Cấp 4 240.000
Khẩu ngữ sơ cấp 120.000
Khẩu ngữ trung cấp 240.000

6. Chứng chỉ tiếng Trung BCT

BCT là viết tắt của cụm từ Business Chinese Test. Đây là một kỳ thi chứng chỉ chuẩn quốc tế kiểm tra trình độ Hán ngữ với mục đích đánh giá khả năng vận dụng tiếng Hán trong tình huống thực tế của người nước ngoài. Có 3 kỳ thi BCT (cấp A), BCT (cấp B) và BCT khẩu ngữ.

Lệ phí thi chứng chỉ tiếng Trung BCT

Loại hình thi Cấp thi Lệ phí thi (VNĐ)
BCT Cấp A 480,000
Cấp B 820,000

7. Chứng chỉ tiếng Trung MCT – 医学汉语水平考试

MCT biết đến là loại chứng chỉ tiếng Trung y khoa, được tổ chức thi bởi tổng bộ Hanban và 5 trường y khoa trọng điểm của Liên Hợp Quốc. Loại bằng cấp tiếng Trung chuyên ngành này được đăng ký thi cho sinh viên y khoa quốc tế, sinh viên sử dụng tiếng Trung Quốc để nghiên cứu y tế bên ngoài Trung Quốc, hay nhân viên y tế mới bắt đầu học và sử dụng tiếng Trung Quốc để chẩn đoán và điều trị lâm sàng ở Trung Quốc và nước ngoài. Kỳ thi đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung với bệnh nhân, nhân viên y tế và nhân viên liên quan tại hiện trường.

Bình thường, một năm có 2 đợt thi chứng chỉ MCT là ngày 15 tháng 5 và ngày 27 tháng 11. Bạn có thể sắp xếp thời gian để đăng ký lịch thi phù hợp.

Thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?

Địa điểm thi chứng chỉ tiếng Trung HSK và HSKK 

Việt Nam hiện có 7 điểm thi trên toàn quốc. Có 4 điểm thi khu vực phía Bắc, 2 điểm thi khu vực miền Trung và 1 điểm thi tại miền Nam.

  1. Đại học Thái Nguyên

Địa chỉ: Phường Tân Thịnh – Thành phố Thái Nguyên

  1. Đại học Hà Nội

Địa chỉ: Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội Văn phòng tầng 1 nhà D3.

  1. Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia

Địa chỉ: Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

  1. Đại học Thành Đông – Hải Dương

Địa chỉ: Số 3 Vũ Công Đán phường Tứ Minh

  1. Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

Địa chỉ: Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế – 57 Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

  1. Trung tâm Huấn Luyện & Khảo Thí Duy Tân LTC Đà Nẵng

Địa chỉ: trường Đại Học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

  1. Đại học Sư phạm TPHCM

Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP.HCM

Địa điểm thi chứng chỉ tiếng Trung TOCFL

  1. Phòng Giáo dục – Văn phòng KT và VH Đài Bắc tại Việt

Địa chỉ: Tầng 20A, tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

      2. Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 3 nhà BC Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)

      3. Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 – tỉnh Vĩnh Phúc

Địa chỉ: Trung tâm Ngoại ngữ và hợp tác quốc tế – Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 – Số 56, Đường Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Hòa – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc

      4. Trường Đại học Hà Tĩnh

Địa chỉ: Trường Đại học Hà Tĩnh (Cơ sở Cẩm Vịnh)

      5. Trường phổ thông Việt Hoa Cần Thơ

Địa chỉ: Trường phổ thông Việt Hoa Cần Thơ, số 10, đường Vũ Đình Liệu, Khu dân cư Nam Long, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ

       6. Trường Đài Bắc ở TP.HCM

Địa chỉ: Trường Đài Bắc TP.HCM – Lô S3, Khu A Đô Thị Mới Nam TP, Q.7, TP.HCM

       7. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Địa chỉ: Phòng A202, tòa nhà A – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM / 280 An Dương Vương, quận 5 TP.HCM

Địa điểm thi chứng chỉ tiếng Trung Quốc gia

Hiện nay với loại bằng cấp tiếng Trung Quốc gia, Bộ GD-ĐT không tổ chức thi trực tiếp mà Bộ sẽ ủy quyền cấp phép cho các Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các đơn vị trực thuộc…tự tuyển sinh, đào tạo, tổ chức thi.

Giải đáp thắc mắc về bằng cấp tiếng Trung

Chứng chỉ tiếng Trung có thời hạn bao lâu?

Tất các chứng chỉ ngôn ngữ Trung Quốc quốc tế đều có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp phép. Như vậy, bạn cần chú ý thời hạn để phục vụ công việc, học tập và xin học bổng du học. Quá thời gian hiệu lực, bạn phải đăng ký thi lại từ đầu.

Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào hiện nay?

Như trình bày và tổng hợp ở trên thì có 7 loại chứng chỉ ngôn ngữ Trung. Mỗi loại đều có những yêu cầu kiến thức riêng, phù hợp với từng đối tượng. Bạn cần tìm hiểu chứng chỉ được sử dụng trong phạm vi nào, với mục đích gì, từ đó chọn lựa loại hình bằng cấp phù hợp nhất.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ các loại chứng chỉ tiếng Trung hiện nay và từ đó chọn ra loại chứng chỉ phù hợp với nhu cầu của bản thân. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: LỊCH THI HSK NĂM 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0989513255