Phương Tây thì có ngày “Lễ tình nhân”, vậy ờ Trung Quốc có gì? Nếu bạn chưa biết, thì cùng Tiếng Trung Khánh Linh tìm hiểu về “Lễ thất tịch 7/7” tại Trung Quốc nhé!
I. CÂU CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT
Ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc có nguồn gốc từ câu chuyện tình cảm rất cảm động “Ngưu Lang Chức Nữ”. Theo truyền thuyết, Ngưu Lang (牛郎) là một chàng trai hiền lành và chăm chỉ, cha mẹ đã qua đời sớm, Ngưu Lang sống chung với anh và chị dâu, nhưng bị áp bức suốt thời gian. Ngưu Lang bị đuổi ra ngoài và sống một mình với một con trâu già.
Chức Nữ (织女 – nghĩa là cô gái dệt vải) là một tiên nữ trên thiên đường, là em út xinh đẹp nhất trong 7 nàng tiên của Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương. Một hôm, Chức Nữ và các chị của mình xuống trần gian để tắm rửa, đùa giỡn và chơi đùa trong một dòng sông. Con trâu già đã giúp Ngưu Lang và Chức Nữ quen nhau. Từ đó, hai người yêu nhau và kết hôn. Cả hai sống với nhau rất hạnh phúc và có hai người con, một trai, một gái. Trước khi trâu già chết, nó đã khuyên Ngưu Lang giữ lại bộ da của nó và sử dụng nó khi gặp rắc rối. Vợ chồng Ngưu Lang nghe lời trâu và khi trâu chết, họ lột da trâu, chôn xác trâu trên sườn núi và giữ lại bộ da.
Tuy nhiên, hạnh phúc chưa bao lâu thì bị Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương phát hiện Chức Nữ đã kết hôn với một người phàm, và tức giận vô cùng. Họ đã phái các tiên nữ xuống trần gian để bắt Chức Nữ về. Khi Ngưu Lang về nhà và không thấy vợ, anh ta vội vàng tìm kiếm, khoác bộ da trâu, gánh hai đứa con và đuổi theo. Khi tiến gần sông, Vương mẫu nương nương đã dùng trâm cài vạch một đường xuống sông Ngân – con sông vốn dĩ nước trong veo đã trở nên đục ngầu và sâu tận đáy. Ngưu Lang không thể vượt qua, chỉ có thể ôm con khóc và ngóng vợ bên kia sông. Chức Nữ cũng cảm thấy đau khổ, mỗi ngày đều nhìn về phía sông Ngân và khóc.
Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương cảm động trước tình cảm của họ. Vì không thể chia cắt tình cảm này, họ đã đồng ý cho gia đình Ngưu Lang đoàn tụ vào ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống, vào ngày này hằng năm, đàn chim Hỉ Thước sẽ bay lên trời, tạo thành một cây cầu kết nối giữa trần gian và thiên đình để Ngưu Lang và các con được đoàn tụ với Chức Nữ. Đây là ngày hạnh phúc nhất của gia đình trong một năm, vì thế ngày 7 tháng 7 âm lịch trở thành ngày lễ tình nhân dành cho các cặp đôi.
II. TỪ VỰNG VỀ LỄ THẤT TỊCH
Hán tự | Phiên âm | Nghĩa tiếng Việt |
七夕节 | qīxì jié | Lễ thất tịch |
乞巧节 | qǐqiǎo jié | Lễ Khất Xảo |
阴历 | yīnlì | Âm lịch |
习俗 | xísú | Phong tục |
传统 | chuántǒng | Truyền thống |
传说 | chuánshuō | Truyền thuyết |
民间故事 | mínjiān gùshì | câu chuyện dân gian |
喜鹊桥 | xǐquèqiáo | Cầu Hỷ Thước |
银河 | yínhé | ngân hà |
织女 | zhīnǚ | Chức Nữ |
牛郎 | niúláng | Ngưu Lang |
王母娘娘 | wángmǔniángniáng | Vương Mẫu Nương Nương |
玉皇大帝 | yùhuángdàdì | Ngọc Hoàng Đại Đế |
七仙女 | qīxiānnǚ | Thất tiên nữ |
拜织女 | bài zhīnǚ | bái Chức Nữ |
月老庙 | yuèlǎo miào | Miếu Nguyệt Lão |
穿针乞巧 | chuān zhēn qǐqiǎo | Xâu kim Khất Xảo |
巧果 | qiǎo guǒ | Bánh xảo quả |
供品 | gòngpǐn | Đồ cúng |
饺子 | jiǎozi | Sủi cảo |
瓜果 | guā guǒ | Trái cây (thuộc họ bầu bí) |
鸡 | jī | gà |
五子 | wǔzǐ | Ngũ tử |
绿豆芽 | dòuyá | Giá |
浪漫 | làngmàn | Lãng mạn |
Bây giờ bạn đã hiểu rõ thêm về ngày “Lễ Tình nhân” của Trung Quốc rồi, còn ngại gì mà không mau ăn đậu đỏ và kiếm người yêu thôi nào. Đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này tới bạn bè nữa nhé.