Phân Loại Câu Chủ Vị Trong Tiếng Trung

Chào các bạn, hôm nay ngoại ngữ Khánh Linh xin giới thiệu với các bạn một điểm ngữ pháp khác trong tiếng Trung. Điểm ngữ pháp này được gọi là Mẫu Câu Chủ Vị, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm nhé!

1. Khái niệm Câu Chủ Vị

Vị ngữ là thành phần chính của cấu trúc Câu Chủ Vị, do đó chúng ta chủ yếu dựa vào chức năng của Vị ngữ để phân loại các mẫu câu Chủ Vị. Dựa vào điểm khác biệt về chức năng của các từ làm vị ngữ trong câu, ta có thể phân thành 4 loại: Câu Vị ngữ Danh từVị ngữ Động từVị ngữ Tính từ và Vị ngữ Chủ vị.

2. Câu Vị Ngữ Danh Từ

Câu Vị Ngữ Danh Từ là câu có vị ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm. Ví dụ:

– 明天几号了?

Míngtiān jǐ hào le?

Ngày mai thứ mấy?

– 那个小姑娘黑黑的头发,大大的眼睛。

Nàge xiǎo gūniáng hēihēi de tóufǎ, dàdà de yǎnjing.

Cô gái đó tóc đen, mắt to.

– 这本书新买的。

Zhè běn shū xīn mǎi de.

Quyển sách này mới mua đó.

– 她广东人吧!

Tā Guǎngdōng rén ba!

Cô ấy người Quảng Đông rồi!

Trong tiếng Hán hiện đại, các danh từ làm vị ngữ đều có điều kiện, đặc biệt khi những danh từ đơn làm vị ngữ, điều kiện giới hạn khá nhiều. Trong câu vị ngữ danh từ, chủ yếu dùng để biểu đạt số lượng, ngày tháng, tuổi tác, quê quán, diện mạo, nơi chốn, sở hữu; phía trước luôn có những phó từ như “都 [dōu]”, “才 [cái]”,  “已经 [yǐjing]”,  “刚 [gāng]” vân vân hoặc cuối câu thêm trợ từ ngữ khí “了 [le]”.

Lưu ý: Câu Vị ngữ Danh Từ không có thể phủ định.

– 明天星期四。 (Câu Vị ngữ Danh từ)

Míngtiān xīngqísì.

Ngày mai thứ năm.

– 明天不是星期六。 (Câu Vị ngữ Động từ)

Míngtiān bùshì xīngqíliù.

Ngày mai không phải là thứ bảy.

3. Vị Ngữ Động Từ

Câu Vị ngữ Động từ là câu do động từ hoặc cụm động từ đảm nhiệm, hình thức thường thấy của Câu Vị ngữ Động từ là phía trước động từ có trạng ngữ hoặc phía sau có tân ngữ, bổ ngữ hoặc trợ từ động thái; những thành phần này cũng có thể xuất hiện cùng lúc, Vị ngữ Động từ có tính phụ thuộc đối với các thành phần đứng trước hoặc sau nó.

– 同学们都到齐了。 (Không mang theo tân ngữ)

Tóngxuémen dōu dào qí le.

Học sinh đều đến đông đủ rồi.

– 她以前没去过北京。 (Mang theo tân ngữ đơn)

Tā yǐqián méi qùguò Běijīng.

Trước đây cô ấy chưa đến Bắc Kinh.

– 王老师教我们口语课。 (Mang theo 2 tân ngữ)

Wáng lǎoshī jiào wǒmen kǒuyǔ kè.

Thầy Vương dạy chúng tôi tiết Khẩu ngữ.

– 我不喜欢喝咖啡。(Cụm động từ làm tân ngữ)

Wǒ bù xǐhuan hē kāfēi.

Tôi không thích uống cà phê.

4. Câu Vị Ngữ Tính Từ

Câu Vị ngữ Tính từ là câu do tính từ hoặc cụm tính từ đảm nhiệm, chức năng chủ yếu của mẫu câu này là miêu tả tính chất và trạng thái của chủ ngữ. Ví dụ:

– 这件衣服很便宜。(1)

Zhè jiàn yīfu hěn piányi.

Cái áo này rất rẻ.

– 今年的冬天不冷。 (2)

Jīnnián de dōngtiān bù lěng.

Mùa đông năm nay không lạnh.

– 你聪明,我糊涂。 (3)

Nǐ cōngmíng, wǒ hútú.

Cậu thông minh, tôi hồ đồ.

– 他动作敏捷、利索。 (4)

Tā dòngzuò mǐnjié, lìsuǒ.

Động tác của cậu ấy nhanh nhẹn, gọn gàng.

Vị ngữ trong câu Vị ngữ Tính từ không dùng động từ “是 [shì]”. Phía trước tính từ luôn dùng phó từ“很 [hěn]”, nhưng “很[hěn]” ở đây biểu thị trình độ đã giảm đi, như câu (1). Khi không dùng “很 [hěn]”, sẽ biểu thị ý so sánh (3) hoặc biểu thị sự liệt kê (4). Thể phủ định: phía trước vị ngữ thêm “不 [bù]” (2).

5. Vị Ngữ Chủ Vị

Câu Vị ngữ Chủ vị do cụm Chủ – Vị đảm nhiệm

Câu Vị ngữ Chủ – Vị có hai chủ ngữ, một là chủ ngữ của cả câu (Chủ ngữ lớn), còn lại là chủ ngữ trong vị ngữ (Chủ ngữ nhỏ). Giữa chủ ngữ lớn, chủ ngữ nhỏ và vị ngữ có nhiều quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ:

– 什么东西他没吃过。

Shénme dōngxī tā méi chīguò.

Đồ gì mà anh ta chưa ăn qua.

– 这件事大家都赞成。

Zhè jiàn shì dàjiā dōu zànchéng.

Việc này mọi người đều tán thành.

– 他一句话也不说。

Tā yí jù huà yě bù shuō.

Anh ấy một câu cũng không nói.

– 我一口水也没喝。

Wǒ yì kǒu shuǐ yě méi hē.

Tôi một ngụm nước cũng không có uống.

电脑他是内行。

Diànnǎo tā shì nèiháng.

Vi tính thì anh ấy thành thạo.

– 这次比赛他是得分最多的一个。

Zhè cì bǐsài tā shì défēn zuìduō de yí ge.

Lần thi đấu này cậu ấy là người được điểm nhiều nhất.

Ở câu (1Chủ ngữ lớn chịu sự tác động của động từ, chủ ngữ nhỏ là phía thực hiện động tác. Câu (2): Chủ ngữ lớn là người thực hiện hành động, chủ ngữ nhỏ lúc này chịu sự tác động của hành động. Câu (3): Chủ ngữ nhỏ lệ thuộc bởi chủ ngữ lớn. Như câu (5) và (6): Chủ ngữ lớn biểu thị phạm vi, đối tượng hoặc sự vật liên quan.

>>> Một số quán dụng ngữ trong tiếng Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0989513255