Thành ngữ thường xuyên xuất hiện trong các bài thi HSK 5. Thành ngữ thường gặp trong bài đọc, nghe, sửa lỗi… Dưới đây, Tiếng trung Khánh Linh chia sẻ với bạn một số thành ngữ HSK 5 thường gặp trong bài thi nhé!
Thành ngữ HSK 5 thường gặp trong bài thi
愚公移山 – Yúgōngyíshān – Ngu công dời núi
Phép ẩn dụ về sự kiên trì, bền bỉ, không bỏ cuộc trước những khó khăn. Thành ngữ bắt nguồn từ sự tích kể rằng có hai ngọn núi lớn chắn ngang đường trước nhà Ngu Công. Anh ta quyết tâm san bằng ngọn núi. Mọi người trong đó có người là Trí Tẩu cười nhạo anh ta vì anh ta quá ngu ngốc rằng điều đó là không thể. Ngu Công nói: “Tôi tuy đã sắp chết, nhưng tôi còn có con trai, con trai tôi chết, còn có cháu, con cháu đời đời truyền cho nhau, vô cùng vô tận. Đất đá trên núi dọn đi chút nào thì ít đi chút ấy, không thể mọc thêm được. Chúng tôi ngày nào, tháng nào, năm nào cũng dọn, làm sao không thể dọn nổi ngọn núi?”.
守株待兔 – Shǒuzhūdàitù – Ôm cây đợi thỏ
Câu thành ngữ nói lên sự lười biếng, chỉ ước ao được gặp may mắn. Thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết.
Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây, mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.
一意孤行 – Yīyìgūxíng – Khư khư cố chấp
Câu thành ngữ có nghĩa là không chấp nhận lời khuyên của người khác, và ngoan cố làm theo ý tưởng chủ quan của riêng mình.
刻舟求剑 – Kèzhōuqiújiàn – Khắc chu cầu kiếm
Thành ngữ Khắc chu cầu kiếm (khắc thuyền tìm kiếm) nói về người cố chấp, đầu óc hẹp hòi nhưng chỉ cho ý kiến của mình là đúng, không chịu suy xét, tìm hiểu sự việc.
Bắt nguồn từ câu chuyện: Nước Sở có người đi qua sông. Bỗng thanh kiếm của người đó rơi xuống nước, người đó vội vàng khắc một cái dấu lên thuyền, nói: “đây là nơi kiếm ta rơi”. Thuyền đỗ lại, anh ta liền tìm đúng vết khắc đó lặn xuống nước tìm thanh kiếm. Thuyền đã di chuyển, mà kiếm thì không di chuyển. Tìm kiếm như vậy, chẳng phải là không hiểu biết gì sao?
塞翁失马 – Sàiwēngshīmǎ – Tái ông thất mã
Câu thành ngữ chỉ ra rằng điều xấu hay phước lành luôn luôn biến đổi, biến đổi lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Nó cũng có nghĩa là những điều xấu có thể trở thành những điều tốt trong những điều kiện nhất định.
名落孙山 – Míngluòsūnshān – Danh lạc tôn sơn (thi trượt)
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Quá đình lục” của Phạm Công Xưng triều nhà Tống. Các văn nhân muốn ra làm quan thì trước tiên phải tham gia khoa cử. Sau khi đỗ thi hương mới có thể tham gia thi hội. Chàng thư sinh Tôn Sơn, còn gọi là ” Tài tử hề ” cùng con trai của ông lão trong làng lên tỉnh dự thi .
Sau khi thi xong mấy ngày, bảng văn được công bố. Tôn Sơn xem thì thấy tên mình đứng ở hàng cuối cùng, như vậy là chàng đã thi đỗ cử nhân. Còn con trai của ông lão cùng làng thì không có tên trên bảng. Tôn Sơn quay về báo tin, anh này tỏ ra vô cùng chán nản và nói sẽ nán lại trong thành chơi mấy ngày.
Tôn Sơn thu xếp lên đường về nhà. Bấy giờ cả làng đều đến chúc mừng anh. Ông lão trong làng không thấy con về mới hỏi Tôn Sơn con mình có trúng cử không? Tôn Sơn buột miệng đọc luôn hai câu thơ:
Giải danh tận xử thị Tôn Sơn,
Hiền lang canh tại Tôn Sơn ngoại
Hai chữ “Giải danh” ở đây là chỉ tên cử nhân trên bảng.
Ý của hai câu thơ này là nói: Tôn Sơn xếp ở hàng cuối bảng cử nhân, còn cậu ấm nhà ông thì xếp ở sau Tôn Sơn. Ông lão nghe xong nghĩ bụng: “Ngay đến Tôn Sơn mà còn xếp ở hàng cuối, con mình học hành không bằng Tôn Sơn thì xếp vào hàng sau Tôn Sơn là đúng rồi”. Ông nghĩ vậy rồi lặng lẽ ra về
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Danh lạc Tôn Sơn” để ví về việc thi trượt.
拔苗助长 – Bámiáozhùzhǎng – Nóng vội hỏng việc
Ý nghĩa câu thành ngữ nói rằng việc gì làm cũng có thời gian, nếu quá nóng vội, đốt giai đoạn, muốn thành công sẽ khó đạt được
Giải thích câu thành ngữ : Vào thời nhà Tống cổ đại, có một người nông dân thiếu kiên nhẫn luôn nghĩ rằng những cây con trên cánh đồng mọc quá chậm. Anh lang thang khắp cánh đồng suốt ngày và ngồi xổm xuống sau một lúc, đo xem cây con có cao hơn bằng tay không, nhưng cây con dường như luôn cao. Phương pháp nào có thể khiến cây phát triển nhanh hơn? Anh quay lại và suy nghĩ, và cuối cùng nghĩ ra một cách: “Tôi đã kéo cây con lên cao, chẳng phải cây con sẽ mọc nhiều cùng một lúc sao?” Cao.
掩耳盗铃 – Yǎn’ěrdàolíng – Bịt tai trộm chuông
Ẩn dụ về những người tự cho mình là thông minh, tưởng rằng có thể lừa dối được người khác, nhưng thực ra chỉ là tự mình lừa mình mà thôi.
指鹿为马 – Zhǐlùwéimǎ – Chỉ hươu nói ngựa
Trong cuộc sống, nhiều người vì ham lợi lộc mà bất chấp phải trái, sẵn sàng đổi trắng thay đen miễn là mọi việc chiều theo ý mình.
Bắt nguồn từ câu chuyện: Khi Tần Thủy Hoàng chết, Hồ Hợi lên kế vị, lấy hiệu là Tần Nhị Thế. Nhưng có một vị thừa tướng trong triều lúc đó tên là Triệu Cao có mưu đồ soán ngôi nhà Tần. Rắp tâm thực hiện mưu đồ của mình, Triệu Cao bèn lập mẹo để thử triều thần, xem họ có sẵn sàng thần phục mình hay không. Ông sai gia nhân dắt một con hươu đến sân triều và nói với Tần Nhị Thế: “Bẩm đại vương! Thần có một con ngựa quý muốn hiến cho đại vương”.
Nhị Thế ngạc nhiên, nói đây là hươu chứ đâu phải ngựa. Triệu Cao bèn quay hỏi các đại thần, rằng đây là con gì. Nhiều kẻ bợ đỡ, xu nịnh, muốn nhân cơ hội sau này có dịp nhờ vả Triệu Cao nên nhao nhao nói đó là con ngựa. Chỉ có một số ít người khảng khái dám nói đó là con hươu chứ chẳng có gì giống ngựa. Triệu Cao liền bí mật ghi tên những người này vào sổ để sau này có dịp sẽ tìm cách trị họ.
狐假虎威 – Hújiǎhǔwēi – Cáo mượn oai hùm
Phép ẩn dụ dựa vào sức mạnh của người khác hoặc dựa vào người khác để bắt nạt người.
Câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện: Con hổ tìm những con thú khác nhau để ăn. Khi bắt được một con cáo, con cáo nói với con hổ: Ngươi không nên ăn thịt ta. Thiên đình đã sai ta làm thủ lĩnh của những con thú. Nếu ngươi ăn ta, ngươi đã vi phạm trật tự của thiên đình. Nếu ngươi không tin, thì ta sẽ đi trước ngươi để xem những con thú đó có nhìn thấy và sợ không. Con hổ tin rằng đó là sự thật, vì vậy nó đi cùng với con cáo. Khi những con thú nhìn thấy con hổ, tất cả đều bỏ chạy. Con hổ không hiểu rằng con thú sợ mình mà bỏ chạy, chứ không phải sợ cáo mà bỏ chạy.
望梅止渴 – Wàngméizhǐkě – Vọng mai chỉ khát – Trông mơ đỡ khát
Câu thành ngữ có hàm ý dùng những ảo tưởng không thực tế để an ủi bản thân, hoặc để hình dung những mong muốn không thể nào thực hiện được.
Bắt nguồn từ câu chuyện: Tào Tháo chỉ huy quân đội tiến đánh Trương Tú. Dưới cái nắng như thiêu như đốt, binh sĩ hành quân trên sa mạc mênh mông, ai cũng khát đến không chịu nổi nữa. Vì vậy, Tào Tháo bảo các binh sĩ của mình: “Đừng sốt ruột, nói cho các người nghe, nơi này ta đã từng đi qua, đi thêm một đoạn đường nữa là có thể nhìn thấy một rừng mơ rất lớn. Mơ ở đó rất nhiều, lại vừa ngọt, vừa chua, giải khát rất tốt.” Binh sĩ nghe Tào Tháo nói rồi, không nhịn được tưởng tưởng ra vị chua của mơ. Ai cũng đều ứa nước miếng, thế là tự nhiên không còn cảm thấy khát nữa.
亡羊补牢 – Wángyángbǔláo – Mất bò mới lo làm chuồng
Mất bò mới lo làm chuồng” là câu thành ngữ chỉ kẻ không biết lo liệu đề phòng trước, để việc hỏng rồi mới ứng cứu, lo liệu phòng thân. Cũng hàm ý chỉ kẻ dốt nát.
画蛇添足 – Huàshétiānzú – Vẽ rắn thêm chân
Đó là câu thành ngữ có hàm ý phê phán những việc làm thừa thãi, không thực tế, chỉ thêm gây rắc rối mà thôi.
黔驴技穷 – Qiánlǘjìqióng – Sức cùng lực kiệt
Ý chỉ bị suy sụp, kiệt quệ hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bạn hiểu được bao nhiêu câu thành ngữ. Thành ngữ rất thường gặp trong đề thi HSK 5, để ôn thi tốt, các bạn nên luyện tập và học thêm thật nhiều câu thành ngữ nữa nhé!